Thư 129A – Thời kỳ hỗn loạn, thời khắc quyết định

Nghệ An – Thứ Hai, ngày 10 tháng 8 2020

Thưa ba và cả nhà thương,

Mùa hè đã qua rồi. Lập thu vào 3 ngày trước. Mùa thu năm nay bắt đầu bằng một đợt nóng sau khoảng 1 tuần cuối là hè dịu mát nhờ cơn bão số 2. Nhưng những cơn nóng cuồng nộ đã qua rồi. Những đợt nóng tàn cuộc này cũng sẽ mau chóng hết năng lượng thôi.

Điện thoại cho chị Năm hôm 22/7 nghe nói ba khỏe và vui vì nhận thư con. Nên con lại viết nữa. Dịch Corona trở lại phức tạp hơn nên nhà không thể thăm con được trong vài tháng tới, do đó cũng không thể nhận trực tiếp thư. Con sẽ gửi bằng tem, hy vọng là không bị thất lạc nữa.

Đại dịch Covid-19 sẽ còn phức tạp hơn và kéo dài dù vaccine ngừa có thể được điều chế trong năm nay. Có lẽ nó sẽ tồn tại đủ lâu để làm đúng vai trò xúc tác quan trọng trong cuộc biến chuyển thời đại thế giới hiện nay. Một khi mà con người đã không thể ngăn chặn được mầm mống của dịch bệnh từ trong trứng nước, hoặc thất bại trong việc trung thực và hợp tác để đẩy lùi nó khi mới bắt đầu bùng phát như đã làm được đối với dịch SARS; Ebola; …, thì khả năng rất cao là con người phải sống chung với nó rất lâu dài. Nó trở thành một phần trong thế giới mà chúng ta sống để buộc con người phải thay đổi sâu sắc những thói quen, tập quán, quan niệm đạo lý để thích ứng với một thời đại mới. Vì vậy câu hỏi quan trọng nhất đối với tình hình này là “Thích ứng với đại dịch như thế nào”, chứ không phải “Khi nào nó chấm dứt”.

Về mặt y khoa, y tế, con nghĩ con người sẽ thành công trong việc làm cho các chủng của virus Corona không còn khả năng gây ra sự nguy kịch, nguy cấp bằng việc tìm ra được thuốc đặc trị và vaccine hữu hiệu. Nhưng dù với nỗ lực tối đa cũng phải mất vài năm thì năng lục của thế giới mới đạt được khả năng sản xuất rộng rãi cho hơn 7 tỷ người. Khi đã khống chế được virus ở mức độ này thì lúc đó nó sẽ chỉ gây nguy hại cho những ai vẫn theo lối sống cũ không còn phù hợp. Corona sẽ tồn tại trong thế giới như vi trùng lao, tấn công vào những người đánh mất sức đề kháng. Vì vậy con tin rằng miễn nhiệm cộng đồng là một chiến lược cần thiết để đối phó với Covid-19. Là chiến lược thích ứng, khác với những cách thức phòng vệ để chờ dịch qua đi. Trong tình hình này nếu nói sẽ có đến hàng trăm triệu người nhiễm Sars-Cov-2 thì sẽ có nhiều người lo lắng. Nhưng đây là một khả năng mà nhân loại nên tiên liệu trước thì tốt hơn.

Về mặt vĩ mô, để thích ứng được với Thời đại mới dưới tác động của Covid-19 thì con đã viết ở thư 127A. Thư 129A này con sẽ viết về việc nên thích ứng như thế nào để xây dựng một đất nước sáng tạo cùng với một xã hội cởi mở văn minh.

Chúng ta đang ở vào thời kỳ hỗn loạn (chaos, còn gọi là hỗn độn) – một giai đoạn xáo trộn dữ dội được hình thành do thế giới dịch chuyển từ trật tự / trạng thái cân bằng cũ sang trật tự / trạng thái cân bằng mới. Sự dịch chuyển này chính là Dòng chảy thời đại chảy theo Quy luật phát triển xã hội của vũ trụ. Vì vậy, để dễ hình dung, con sẽ dùng các thuật ngữ của ngành khoa học mới vốn có những quy luật rất tương đồng với các quy luật phát triển xã hội.

Các trạng thái cân bằng năng lượng

Trong vũ trụ, bất kỳ hệ thống nào dù là hệ thống vật lý hay hệ thống xã hội tồn tại bền vững được là đều nhờ vào sự cân bằng năng lượng. Sự cân bằng tĩnh là trạng thái chết. Sự cân bằng động là trạng thái phát triển mà ở đó các điểm cân bằng liên tục thay đổi nhờ sự điều chỉnh tự động của quy luật. Trạng thái chết thì có một điểm cân bằng không thay đổi. Giữa trạng thái chết và trạng thái phát triển là các trạng thái chậm phát triển mà ở đó sự cân bằng ít thay đổi do có sự kiềm nén năng lượng làm cho hệ thống bị kéo nhiều về phía tĩnh, làm cho sự điều chỉnh theo quy luật ít có tác dụng. Ở một trạng thái còn phát triển (bao gồm các trạng thái phát triển và chậm phát triển) thì các nguồn năng lượng khác nhau của hệ thống còn tăng trưởng và đạt được những trạng thái cân bằng mới. Đích đến của các trạng thái còn phát triển là:

  • Một trạng thái chết nếu như các nguồn năng lượng của hệ thống xung đột đến mức đối khác triệt tiêu lẫn nhau. Ví dụ như Liên Xô.
  • Một trạng thái trì trệ nếu như các nguồn năng lượng của hệ thống không dung hợp được mà lại kiềm chế, đè nén nhau. Ví dụ như nước Nga.
  • Một trạng thái đột phá sang một hệ thống mới ở tầm cao hơn nếu như các nguồn năng lượng của hệ thồng dù cạnh tranh nhau mạnh mẽ nhưng tuân theo quy luật nên cuối cùng sẽ dung hợp được và đẩy nhau cùng phát triển. Ví dụ như cuộc Cách mạng Pháp.

Giai đoạn của một hệ thống trước khi chuyển thành một trong ba trạng thái trên chính là thời kỳ hỗn loạn. Ngành khoa học mới gọi thời kỳ hỗn loạn là ranh giới của sự tan rã. Đặc tính nổi bật của thời kỳ hỗn loạn là rất nhiều tính chất đã ổn định lâu đời của hệ thống cũ bỗng dưng bị xáo trộn. Các cấu trúc hệ thống tưởng chừng như không thể bị đe dọa thì bỗng dưng rung lắc dữ dội. Nếu đột phá sang được hệ thống mới thì rất nhiều tính chất của hệ thống cũ sẽ bị thay thế.

Các lý thuyết của ngành khoa học mới nghiên cứu về hỗn loạn nhận thấy có một nguyên lý đột khởi: Khi có các xung đột năng lượng trong một hệ thống thì sẽ xảy ra các quá trình chuyển hóa năng lượng nhanh chóng, dẫn đến sự tập trung năng lượng bất ngờ vào một vùng nào đó, tạo nên sự đột khởi (emergence, còn dịch là hợp trội) tại vùng đó, làm thay đổi tiến trình phát triển cũ của hệ thống ấy, đưa nó rẽ ngoặt vào một trạng thái mới rất khác trước. Trạng thái của hệ thống trước khi rẽ ngoặt chính là thời kỳ hỗn loạn. Trong thời kỳ hỗn loạn này, chỉ cần một sự thay đổi rất nhỏ ở yếu tố đầu vào cũng có thể dẫn đến những biến động kinh khủng ở đầu ra. Đây chính là Hiệu ứng cánh bướm (butterfly effect) mà chúng ta thường nghe tới, được ví von như một cánh bướm đập ở Washington có thể gây bão ở Bắc Kinh.

Hiệu ứng cánh bướm và những gã khổng lồ

Chúng ta đã được chứng kiến sự vận hành thực tế của Hiệu ứng cánh bướm gần 10 năm trước tại sự kiện Mùa Xuân Ả Rập: Cái chết của một người bán dạo đã kích hoạt sự sụp đổ hàng loạt các chính phủ độc tài. Hẳn là tất cả họ đều bất ngờ, không bao giờ nghĩ rằng ở đâu đó trong nước mình có thể có năng lượng mà tập trung được đủ để thắng được sức mạnh vô song của các lực lượng an ninh được trang bị hiện đại của họ. Bời vì họ không hiểu rằng không có sức mạnh nào vượt qua được quy luật tất yếu tự nhiên. Một khi họ đã gây ra sự xung đột năng lượng trầm trọng trong xã hội thì đột khởi sẽ xảy ra, không chỗ này thì chỗ khác. Họ chỉ chăm chăm kềm chế ở các chỗ có tổ chức, lãnh đạo, đối lập nhưng không biết rằng không cần đến các nhân tố này làm nhân tố quyết định, một sự kiện ngẫu nhiên nào đó hoàn toàn có thể kích hoạt tiến trình rẽ ngoặt kết thúc hệ thống cũ. Không ai kiểm soát được các yếu tố ngẫu nhiên này cả.

Đây chính là Hiệu ứng cánh bướm (butterfly effect) mà chúng ta thường nghe tới, được ví von như một cánh bướm đập ở Washington có thể gây bão ở Bắc Kinh.

Giờ đây, sau kinh nghiệm Mùa Xuân Ả Rập, các chính phủ độc tài cho rằng nguyên nhân gốc là từ các mạng xã hội được dùng để tập hợp lực lượng, nên họ tập trung kiểm soát máy chủ, truyền tin để tránh được các yếu tố này trong nội địa. Lại tiếp tục một sai lầm. Hơn 30 năm trước, Liên Xô chăm chăm vào đối phó với bên ngoài, xác định nguy cơ nguy hiểm nhất có thể làm chấm dứt chế độ đến từ Mỹ và phương Tây. Còn bên trong nội bộ thì họ xác định là đoàn kết vững chắc để đối phó với các thế lực thù địch. Họ tin chắc đến mức rêu rao rằng đảo chính chỉ xảy ra ở phương Tây, là sản phẩm bệnh hoạn của các nền chính trị ở đó.

Nhưng sự sụp đổ của Liên Xô lại bắt đầu từ chính bên trong họ, từ một sự kiện bình thường là Gorbachev được bầu làm Tổng bí thư. Như bao lần thay đổi lãnh đạo trước đó. Rồi được tiếp tục bằng cuộc đảo chính Gorbachev bởi quân đội. Mọi thứ bị đảo lộng nhanh chóng. Cuộc đảo chính khiến người ta tin rằng chế độ toàn trị “đoàn kết vững chắc” của Liên Xô sẽ ngay lập tức được tái lập, mọi ý nghĩ rằng chế độ này không bền vững và có thể bị thay thế bị chê bai là viễn vông hão huyền. Thế rồi cuộc đảo chính bị dập tắt bởi Elsin – một người đã bị đảng loại bỏ xem như không còn giá trị gì chỉ vài ngày sau đảo chính. Gorbachev được phục chức nhưng đó lại là sự kiến kịch hoạt sự tan rã của Liên Xô nhanh chóng đến chóng mặt, không mấy ai ngờ nỗi, chỉ vài tháng sau khi Elsin cứu Gorbachev. Hiệu ứng cánh bướm khởi phát từ những điều không ai lường nổi.

Thế nhưng từ bài học của Liên Xô, Trung Quốc tập trung ngăn chặn sự sụp đổ bằng việc xác định nguyên nhân chính yếu là từ những con người như Gorbachev, Elsin. Do đó họ ra sức loại trừ trong nội bộ những người họ cho là tự chuyển dịch với những biểu hiện “quá cấp tiến” xa rời nền tảng tư tưởng của họ. Nhưng họ sẽ lại sai lầm cho xem.

Hiệu ứng cánh bướm luôn khởi phát từ những điều bất ngờ mà giới cầm quyền không bao giờ ngờ tới. Cuộc cách mạng Pháp 1789 từ sự kiện Hoàng đế Mặt Trời – vua Louis XVI triệu tập Hội đồng quý tộc để giúp mình vượt qua khó khăn. Hội đồng này lại bất ngờ quy định rằng chỉ có Quốc hội phong kiến mới có thể quyết định những cải cách có thể giúp cho Louis XVI. Mà Quốc hội này đã không hoạt động từ 175 năm trước do sự chuyên chế của các triều đại Louis. Hội đồng quý tộc là cơ quan mà Louis XVI lựa chọn cẩn thận để bảo vệ quyền lợi của mình. Vì vậy ông ta vẫn tin rằng yêu cầu của Hội đồng là triệu tập Quốc hội phong kiến sẽ giúp được cho mình. Nhưng không ngờ, tới lượt Quốc hội này lại yêu cầu triệu tập một Quốc hội quyền lực hơn là Quốc hội toàn dân.

Những quyết định của Quốc hội toàn dân đã dẫn đến sự ủng hộ sôi sục của người dân Pháp, dẫn đến cuộc cách mạng Pháp bắt đầu từ việc phá ngục Bastille ngày 14/7/1789 – chỉ hơn 2 tháng sau khi Louis XVI triệu tập Quốc hội phong kiến để giúp mình củng cố địa vì và triều đại của mình. Ông ta không thể ngờ rằng sự kiện này không giúp được gì cho ông ta mà còn dẫn đến sự chấm dứt triều đại phong kiến của ông ta và chế độ phong kiến mấy trăm năm ở Pháp, và sau đó không lâu chấm dứt mạng sống của ông ta trên máy chém.

Cuộc cách mạng Pháp là một thời kỳ hỗn loạn ghê gớm của lịch sử nhân loại, kéo dài đến gần 30 năm, với sự tham gia mạnh mẽ của bạo lực nên có lúc độc tài đã nổi lên. Nhưng kết quả cuối cùng nó đạt được là làm cho Pháp và Tây Âu lục địa dân chủ hơn, tôn trọng con người hơn. Cho nên kết quả tiếp theo là Lục địa này vượt nhanh lên hơn nhiều phần còn lại của thế giới (trừ nước Mỹ và nước Nhật). Nhưng nơi mà Napoleon đã chinh phục thất bại để lan truyền những giá trị của Cách mạng Pháp (dân chủ hơn, tôn trọng con người hơn) như nước Nga, là những nơi vẫn trì trệ từ đó đến nay.

Người Nga luôn xem những trận chiến đánh bại Napoleon là những chiến tích lịch sử vĩ đại của dân tộc. Điều này không sai nếu đứng từ quan điểm dân tộc chủ nghĩa. Nhưng nhìn sâu sắc hơn thì sẽ thấy Napoleon dễ dàng đánh thắng mấy chục trận chiến ở Tây Âu vì Dòng chảy thời đại khi đó đã lấn sâu vào lòng người ở đó. Người dân những nơi đó đã không còn nuối tiếc gì với các chế độ phong kiến chuyên chế, đã nhìn thấy được những giá trị của “Bình đẳng – Tự do – Bát ái” của Cách mạng Pháp nên chẳng còn muốn chiến đấu bảo vệ các chế độ đó. Còn người Nga tới lúc đó, như con viết trong thư 102C, vẫn chìm đắm trong các giấc mộng dân tộc chủ nghĩa và sự vĩ đại phải có của mình. Đến nay họ vẫn vậy.

Napoleon cũng đã phải bại trận dưới một quốc gia khác là Anh. Nhưng khác với Nga, người Anh đã tiếp nhận Dòng chảy thời đại rất sớm so với Pháp và Tây Âu. Chế độ phong kiến của Anh đã chủ động theo Dòng chảy mà thay đổi thành chế độ quân chủ lập hiến, chuyển quyền lực về phía nhân dân cho nghị viện. Vì vậy mà người dân Anh dân chủ thịnh vượng, không những không ghét bỏ triều đại quân chủ mà còn ra sức bảo vệ nó. Cho nên, ý định chinh phục để thay đổi thể chế chính trị của Anh của Napoleon không những không thể thành hiện thực mà còn tạo nên nguyên cớ và động lực cho người Anh đánh bại ông ấy trong trận chiến nổi tiếng Waterloo – cuộc chiến cuối cùng và kết thúc sự nghiệp chính trị của Napoleon.

Con nhắc lại các sự kiện lịch sử trên để thấy tầm quan trọng của sự lựa chọn khi Dòng chảy thời đại tiến tới tạo nên thời kỳ hỗn loạn trước khi rẽ ngoặt hẳn sang Thời đại mới. Sự lựa chọn đó quyết đinh bởi dân trí của một dân tộc. Những lựa chọn sai lầm sẽ dẫn đến sụp đổ, kết thúc hẳn hoặc ở lại nơi hoang đảo mà tự sung sướng với nhau trong tình trạng trì trệ vĩ đại.

Nước Mỹ hỗn loạn sẽ đi về đâu?

Một ví dụ nổi tiếng khác về thời kỳ hỗn loạn chính là giai đoạn xảy ra nội chiến Mỹ những năm 1860. Họ đã lựa chọn đúng và vươn lên. Con sẽ đề cập đến thời kỳ hỗn loạn với nội chiến Mỹ trong phần sau.

Từ khi Tổng thống Trump nhậm chức gần 4 năm trước, mọi người đã chứng kiến cả thế giới bị rung lắc như thế nào. Nước Mỹ gần như can dự vào hầu hết các vấn đề quan trọng của thế giới, các định chế quốc tế thiết yếu và cả những quốc gia khác nhau. Nhiều người cho rằng ông ấy là nhân tố quyết định tạo nên thời kỳ hỗn loạn hiện nay. Nhưng thực ra ông ấy không quyết định, tạo ra được thời kỳ này. Một cách quy luật, khi Dòng chảy thời đại cuộn trào, năng lượng của nó sẽ dồn vào nơi nào trên thế giới có sự vận động xã hội tự do nhất. Vì vậy mà nước Mỹ là điểm nổi loạn nổi lên đầu tiên trên thế giới, và cũng là nơi hỗn loạn nhất hiện nay.

Dòng chảy thời đại đã làm nước Mỹ bắt đầu hỗn loạn từ vài năm trước khi ông Trump tranh cử tổng thống. Chính sự thay đổi rất nhiều tính chất xã hội do hỗn độn gây ra đã giúp ông ấy thắng cử ngoạn mục, đầy bất ngờ và rất khó hiểu đối với nhiều người. Nói cách khác, chính nền tảng xã hội tự do ở Mỹ mà Quyền con người luôn được thượng tôn, lựa chọn quyết định của người dân là tối thượng đã đưa Donald Trump – ứng cử viên với nhưng cam kết phù hợp với đòi hỏi của Dòng chảy thời đại – lên làm tổng thống. Ông ấy đã nhìn ra và sử dụng được năng lượng của Dòng chảy. Và thông qua cách đó, Dòng chảy thời đại tiếp năng lượng cho nước Mỹ rung lắc cả thế giới để đưa thế giới sang Thời đại mới.

Nước Mỹ bỗng dưng mở tất cả mặt trận cùng một lúc, không chỉ tấn công TQ mà còn động chạm đến cả EU, NATO, cùng các tổ chức của LHQ. Nước Mỹ không thể làm được như vậy ngay cả lúc họ mạnh hơn bây giờ rất nhiều. Đó chính là nhờ năng lượng tiếp sức của Dòng chảy. Hãy nhớ về nước Pháp thời kỳ Cách mạng Pháp lúc đó đang suy yếu như thế nào, sự hỗn độn đến mức bạo lực giết chốc tràn lan ra sao, cả sự tấn công nhằm tiêu diệt cách mạng Pháp từ các triều đại phong kiến xung quanh liên kết lại. Nhưng nước Pháp đã đứng vững và cuối cùng lan truyền cách mạng Pháp của mình đến các triều đại đó sâu rộng đến mức nào. Nếu người Pháp không biết thay đổi để đón nhận năng lượng của Dòng chảy thời đó thì họ không thể làm được như vậy.

Đến ngày nay, vẫn còn rất nhiều người không thể hiểu nổi vì sao một “kẻ tầm thương” như Napoleon Bonaparte lại có thể nổi lên lãnh đạo và đưa Cách mạng Pháp đến vinh quang như vậy. Dưới con mắt của người Nga thời đó, Bonaparte quá thấp hèn so với Sa hoàng vĩ đại của mình về mọi mặt. Người Nga bây giờ và cả người TQ hẵn cũng nhìn về Donald Trump theo tiêu chuẩn so sánh tương tự. Những người dùng năng lượng của Dòng chảy thời đại sẽ làm nên lịch sử. Con nhận thấy Joe Biden cũng đã nhìn ra được năng lượng của Dòng chảy. Bây giờ là cuộc đua ai sẽ dùng nó giỏi hơn, còn Dòng chảy và thúc đẩy mạnh ra thế giới thì đã cuộn trào và không gì đảo ngược được. Ông Biden mà thắng cử thì có khi còn tấn công TQ mạnh mẽ hơn, thâm thúy hơn. Vấn đề bầu cử tổng thống Mỹ năm nay sẽ tập trung chủ yếu ở đối nội. Nó sẽ ảnh hưởng lớn đến sự dịch chuyển đạo lý xã hội Mỹ như thế nào.

Rất nhiều người lo lắng cũng rất nhiều người hí hửng vì thấy xã hội Mỹ bây giờ hỗn loạn quá, chia rẽ quá, cái gì cũng khác quan điểm nhau đến mức chia phe mà đả kích nhau. Những chuẩn mực đạo đức cũ được xem là tốt đẹp giờ không còn bám rể vào xã hội được nữa. Tất cả quan điểm đều bị rung lắc nhiều năm mà chưa thấy được “bến đỗ” mới. Những người hí hửng thì tin rằng đây là bằng chứng rõ ràng cho sự suy thoái, suy đồi và sẽ mau chóng sụp đổ của xã hội Mỹ. Tờ Trung Hoa Nhật báo cho rằng: “chế độ tân tư bản tự do giãy chết” (Tuổi trẻ cuối tuần 19-4-2020). Những người lo lắng thì nói rằng nước Mỹ chưa bao giờ như vậy. Nhưng con thì tin rằng nước Mỹ sẽ tốt hơn chưa từng có.

Thực ra nước Mỹ đã luôn như vậy vào những thời kỳ hỗn loạn chuyển đổi thời đại ở nhiều cấp độ khác nhau: trong nước đến toàn cầu. Chính nhờ nền tảng xã hội tự do thượng tôn QCN của mình mà Mỹ luôn vượt qua tất cả các thời kỳ hỗn độn bằng cách đột phá sang trình độ cao hơn, trạng thái phát triển hơn. Chính vì rất tự do nên nước Mỹ có rất nhiều thời kỳ hỗn loạn với sự va đập chan chát giữa rất nhiều các hệ giá trị khác nhau. Nhưng họ chưa một lần thất bại để làm cho chế độ tự do Mỹ đi vào trạng thái chết, kết thúc, sụp đổ, hoặc chí ít dẫn đến tình trạng trì trệ lâu dài.

Ngược lại, chính nhờ nền tảng tự do đó mà mọi quan điểm của mọi người được thoải mái đưa ra vận động để tìm được chỗ đứng trong xã hội. Như con đã phân tích trong Cơ chế xã hội khoa học và Nhà nước pháp quyền, nhờ Quy luật phát triển xã hội được tôn trọng mà sự vận động quan điểm đó sẽ hội tụ về một số hệ giá trị – là những quan điểm chung được đa số ủng hộ (con gọi quan điểm chung này là LẼ PHẢI CƠ BẢN). Trong những thời kỳ bình thường, sự vận động hệ giá trị này nhanh được xác lập. Còn trong những thời kỳ hỗn loạn – thời kỳ mà rất nhiều các tính chất, giá trị cũ bị đảo lộn đồng thời với rất nhiều các quan điểm mới được đưa ra – thì sự xác lập giá trị không thể nhanh được. Không những vậy, nó còn rất căng thẳng, giằng co và có khi khốc liệt nữa. Hãy nhìn vào các thời kỳ hỗn loạn như giải phóng nô lệ và nội chiến; đại khủng hoảng 1930s; xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc 1960s; phong trào hippie, nữ quyền 1960s, 1970s;… thì sẽ thấy các hệ giá trị Mỹ bị va đập và xác lập khó khăn ra sao.

Trong những thời kỳ bình thường, sự vận động hệ giá trị này nhanh được xác lập. Còn trong những thời kỳ hỗn loạn – thời kỳ mà rất nhiều các tính chất, giá trị cũ bị đảo lộn đồng thời với rất nhiều các quan điểm mới được đưa ra – thì sự xác lập giá trị không thể nhanh được. Không những vậy, nó còn rất căng thẳng, giằng co và có khi khốc liệt nữa. Hãy nhìn vào các thời kỳ hỗn loạn như giải phóng nô lệ và nội chiến; đại khủng hoảng 1930s; xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc 1960s; phong trào hippie, nữ quyền 1960s, 1970s;… thì sẽ thấy các hệ giá trị Mỹ bị va đập và xác lập khó khăn ra sao.

Nhưng chỉ bởi cách vận động tự do như vậy mà các quan điểm mới chứng minh được giá trị của mình, thuyết phục được nhiều người ủng hộ để xác lập nên hệ giá trị mới; mà những quan điểm mới nhưng không phù hợp, không thuyết phục được người ủng hộ phải chấp nhận “rút khỏi sân khấu”. Một hệ giá trị mới được xác lập là lúc mà một điểm cân bằng mới được sinh ra. Nhưng, trước khi cân bằng là tình trạng quá đà không thể tránh khỏi do bản tính phổ biến của con người.

Đại đa số con người dù ở đâu đi nữa thì cảm tính vẫn nhiều hơn lý tính, cho nên khi chưa đủ thời gian thì họ chưa thể nhận ra được lẽ phải phù hợp (tức là LẼ PHẢI CƠ BẢN). Chuyện xa đà, quá đà là đương nhiên. Với những người bảo thủ muốn bảo vệ các giá trị cũ thì sự quá đà là không thể chấp nhận được về đạo đức. Nhưng với những người muốn thay đổi thì họ thích sự quá đà vì họ xem đó là nỗ lực cần thiết để đủ sức kéo những cái bảo thủ trì trệ ra khỏi chỗ mà chúng cứ chiếm cứ hoài. Kết quả cuối cùng của sự va đập này trong một xã hội tự do sẽ là một sự cân bằng mới – một hệ giá trị mới nào đó. Chúng ta thường nhớ tới cuộc nội chiến Mỹ vì mục tiêu giải phóng nô lệ. Nhưng đây cũng là giai đoạn giải phóng con người khỏi nhiều quan điểm đạo đức cổ hủ khác liên quan đến lối sống. Quyển “Cuốn theo chiều gió” rất hay vì nó khắc họa hai nhân vật chính là đại diện cho những người quá đà trong việc thay đổi lối sống thời ấy.

Scarlette O’Hara muốn thoát khỏi đạo lý kiểu “công dung ngôn hạnh”, khỏi những ràng buộc đạo đức lỗi thời khiến phụ nữ không thể tự kiếm tiền, tôn thờ đàn ông, rồi trở nên lệ thuộc để được tán thưởng là đức hạnh. Cô yêu mãnh liệt và chủ động nhưng không tôn thờ tình yêu đó theo kiểu thờ phụng trinh tiết và sẵn sàng hy sinh mọi cơ hội của mình để tôn vinh giá trị của cánh đàn ông được tôn thờ. Ngược lại, cô đạp lên chính tình yêu không được đáp lại ấy của mình để nắm lấy những cơ hội phát triển của mình để cô có đủ năng lực nhằm tiếp tục chinh phục được tình yêu ấy. Vì mục đích này và vì muốn lo cho cuộc sống của các em mình mà cô đã lừa dối người yêu của em gái mình để có thể kết hôn với anh ta, nhờ số vốn của anh ta mà kinh doanh. Vì muốn kiếm được nhiều tiền hơn và cũng để giúp cho người yêu trong mộng của mình, cô chấp nhận kết hôn với Rhette Butler mà mình không yêu. Những việc làm trên của cô đều là những hành động quá đà. Tuy nhiên, kết cục sau thời kỳ hỗn loạn đó là những thế hệ phụ nữ Mỹ độc lập, mạnh mẽ, tự lập mà không cần lợi dụng tình yêu. Họ đẹp hơn rất nhiều so với những khuôn mẫu cũ.

Còn Rhette Butler, anh là người dám đạp lên chủ nghĩa lý tưởng luôn giương cao các mục đích chung sáo rỗng để ràng buộc con người, khiến họ hy sinh cho chúng. Anh chán ngấy các mục đích ấy mà vốn thường bị những chính trị gia đạo đức giả lợi dụng. Anh cũng chẳng xem ra gì các chuẩn mực đạo đức của giới thượng lưu thời đó để có thể buôn bán và kiếm rất nhiều tiền. Họ chê trách và xem thường anh nhưng cuối cùng lại phải nhờ vào tiền, quan hệ và tài trí của anh để thoát nạn. Nhưng anh cũng quá đà nên quá thức dụng trong làm ăn đến mức sẵn sàng buôn bán, giúp cho kẻ thù của quê hương mình trong cuộc nội chiến. Sau giai đoạn này, người Mỹ đã thực tế hơn rất nhiều, nắm bắt mọi cơ hội kinh doanh nhưng cũng biết ủng hộ những hạn chế để giữ được đạo đức kinh doanh.

Trong tiểu thuyết của mình, con có khắc họa một nhân vật nữ với những cá tính đặc biệt trong thời kỳ hỗn loạn.

Thời kỳ hỗn loạn hiện nay ở Mỹ đã và sẽ còn dữ dội hơn bất cứ thời kỳ hỗn loạn nào trước đây. Vì đây là cuộc chuyển đổi thời đại toàn cầu, như con viết nhiều lần, chuyển thế giới từ Thời đại thượng tôn dân tộc sang Thời đại thương tôn QCN (nói tất là Thời đại dân tộc và Thời đại QCN). Sự vận động, va đập các giá trị ở Mỹ vẫn chưa lên tới đỉnh điểm đâu. Nước Mỹ đã có nền tảng thượng tôn QCN từ lâu nhưng lâu nay họ vẫn ở trong một thế giới của Thời đại dân tộc. Gần đây họ mới bắt đầu tiến vào Thời đại QCN.

Để thấy được sự khác biệt này, chúng ta hãy nhìn vào sự khác biệt trong việc chống phân biệt chủng tộc trước đây và hiện nay. Chống phân biệt trước đây nằm trong Thời đại dân tộc nên người Mỹ có thể chấp nhận những hình ảnh thương hiệu có tính phân biệt chủng tộc để bán hàng ở nước ngoài. Nhưng bây giờ thì không. Sau những cuộc vận động chống phân biệt chủng tộc (có phần quá đà) từ vụ G. Floyd, rất nhiều các hãng lớn phải từ bỏ ngay hình ảnh thương hiệu đã tồn tại hàng trăm năm nhưng giờ bị cho là phân biệt chủng tộc. Tính dân tộc đã và sẽ còn giảm đi rất nhiều, không còn đủ sức để có thể được dùng để biện minh cho bất kỳ sự phân biệt nào dù là chủng tộc hoặc giới tính hoặc phương diện khác mà dẫn đến bất bình đẳng về QUYỀN của CON NGƯỜI.

Những việc làm trên của cô đều là những hành động quá đà. Tuy nhiên, kết cục sau thời kỳ hỗn loạn đó là những thế hệ phụ nữ Mỹ độc lập, mạnh mẽ, tự lập mà không cần lợi dụng tình yêu. Họ đẹp hơn rất nhiều so với những khuôn mẫu cũ.

Đây là thuộc tính cốt lõi của Dòng chảy của Thời đại mới – Thời đại QCN. Chính bởi thuộc tính này mà Dòng chảy thời đại đã thúc đẩy đến một thế giới toàn cầu hóa làm nhòa đi các biên giới quốc gia, các khác biệt dân tộc thời gian qua. Dòng chảy mấy năm trước tiến rất nhanh, có chỗ có lúc còn quá đà khiến nhiều người hoang man. Tại thư 51A về đề tài “Sự cân bằng” con đã phân tích về sự tồn tại luôn có của một nguyên lý cân bằng trong cái quy luật tự nhiên của vũ trụ. Khi quy luật được tôn trọng thì nó sẽ đảm bảo sự cân bằng cho hệ thống. Với Quy luật phát triển xã hội cũng vậy.

Nước Mỹ luôn tôn trọng quy luật này (tôn trọng Quy luật phát triển xã hội chính là luôn thượng tôn QCN) nên khi Dòng chảy bởi quy luật tiến quá đà gây hoang man thì Donald Trump đã được trao quyền lực để hãm bớt lại, giúp hướng đến cân bằng. Nhưng thời kỳ hỗn loạn này sẽ vẫn còn cần nhiều năm để đạt được trạng thái cân bằng bền tốt đẹp. Phải đến cuộc bầu cử tổng thống 2028 thì các quan điểm về các hệ giá trị mới sẽ được xác lập mới xuất hiện rõ ràng. Các quan điểm của Tổng thống Trump bây giờ và của Ứng viên tổng thống Biden hiện nay đều chưa là những giá trị sẽ được xác lập. Các quan điểm của họ sẽ còn tiếp tục va đập nhau dữ dội và cũng giúp giữ cho sự quá đà không dẫn đến ngã đổ.

Nhưng cả hai người này – đại diện cho đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa – sẽ có chung một điểm là thúc đẩy Dòng chảy thời đại ra ngoài nước Mỹ một cách mạnh mẽ. Năng lượng Dòng chảy đã đổ vào Mỹ một phần quan trọng là để làm việc này. Nước Mỹ dưới thời bất kỳ Tổng thống nào trước đây cũng đều hành động mạnh mẽ để cải tổ các định chế quốc tế quan trọng nhằm bảo vệ hiệu quả QCN, để bảo đảm thương mại toàn cầu tự do, cân bằng và công bằng. Và vì vậy mà Tổng thống nào cũng sẽ tấn công vào thể chế chính trị của TQ.

Người Trung Hoa sẽ mãi luôn vĩ đại với các vị hoàng đế của mình Kịch bản xấu nhất cho Trung Quốc

Mấy ngày qua chắc thế giới rất rúng động trước lệnh của Tổng thống Trump cấm mọi giao dịch với Bytedance (TikTok) và Tencent (Wechat). Đây mới chỉ là sự khởi đầu của một cuộc tấn công ghê gớm vào thể chế chính trị TQ mà thôi. Những bình luận theo kiểu xem việc này chỉ là cách để ổng Trump lấy phiếu trước bầu cử nên sẽ qua đi sau bầu cử, là sự tự trấn an mà thôi. Cho dù các doanh nghiệp này nói gì thì họ cũng không thể khẳng định rằng họ sẽ từ chối yêu cầu của chính phủ TQ cung cấp dữ liệu người dùng của họ. Chả có doanh nhân nào dám và dại mà phát biểu như vậy. Đó là sự thách thức quyền lực tuyệt đối của nước này. Thực tế thì ai cũng biết thể chế tập quyền chuyên chế của TQ dễ dàng bắt buộc bất kỳ cá nhân hoặc doanh nghiệp nào dù là khổng lồ nhất nước cung cấp bất cứ thứ gì của họ cho chính quyền, cho đảng khi cần.

Sự tập quyền chuyên chế đó đã lên đến đỉnh điểm dưới thời Tập Cận Bình. Ông ta đưa nó vào trong hệ tư tưởng mới gọi là Tư tưởng Tập Cận Bình và cho nó một mỹ từ là “hạt nhân lãnh đạo”. Ông ta cho rằng toàn bộ sức mạnh của dân tộc phải được tập trung vào một người – một hạt nhân lãnh đạo thì mới giúp dân tộc hoành thành giấc mộng Trung Hoa. Với sức mạnh của quyền lực như vậy, dưới danh nghĩa dân tộc như thế thì các tỷ phú, các tập đoàn kinh doanh khổng lồ tốt nhất là vâng thuận mà phục vụ để được lợi ích, chẳng bao giờ có chuyện như là Apple từ chối FBI mở khóa để vào điện thoại Iphone của một nghi phạm. Đòn đánh trên của Tổng thống Trump quả thật là ghê gớm, vừa kinh tế lẫn chính trị. Nó truyền đi thông điệp rõ ràng cho cả thế giới rằng bất cứ việc làm ăn nào phụ thuộc các chế độ chính trị chuyên chế, không thượng tôn QCN đều sẽ phải chấm dứt nếu muốn làm ăn với Mỹ. Đồng thời nó khởi động cho một xu hướng trong tương lai là chính các tập đoàn quan trọng của TQ sẽ rời khỏi nước này.

Bytedance ngay lập tức tuyên bố sẽ dời trụ sở chính sang Anh. Dù đây chỉ là cách đối phó tạm thời vì họ không dễ gì dời thực chất mà vẫn giữ được thị trường nội địa bởi bàn tay của chính phủ TQ. Tuy nhiên, trong vòng 10 năm tới, khi Thời đại QCN đã xác lập và thế giới toàn cầu hóa đã thông thoáng hết trục trặc thì các doanh nghiệp như Bytedance chẳng dại gì mà không thoát khỏi sự kềm tỏa bởi quyền lực ở TQ.

Sẽ còn vài đòn tấn công gián tiếp tương tự như trên nữa, sau đó Mỹ sẽ tấn công trực tiếp vào thể chế chính trị TQ. Tuần trước Mỹ ra lời cảnh báo có thể cấm visa vào Mỹ đối với 32 triệu đảng viên CS TQ, nên họ sẽ không ngại ngần gì mà không thẳng thừng và trực diện đâu. Hơn nữa, năng lượng của Dòng chảy thời đại đổ vào Mỹ để Mỹ đẩy thế giới chảy theo Thời đại mới thượng tôn QCN. Do đó chỗ nào, quốc gia nào là trở lực đối với Dòng chảy này thì Mỹ sẽ tập trung phá vỡ rào cản đó. TQ là điểm tập trung không thể rõ ràng hơn. Vì vậy mà khi Mỹ khơi mào chiến tranh thương mại 2 năm trước, con đã viết rằng đây chỉ là sự bắt đầu cho chiến tranh dân chủ vì QCN thôi.

Có những người hoài nghi về điều này bởi thấy Tổng thống Trump không mấy khi nhắc đến phải bảo vệ QCN ở ngoài Mỹ. Nhưng nhìn vào hành động thực tế và kết quả nó dẫn tới thì con thấy rõ cuộc chiến dân chủ vì QCN sắp lên cao trào. Vào thời kỳ đầu của Cách mạng Pháp, ít ai dám nghĩ rằng nước Pháp cách mạng dám tấn công quân sự trực diện để buộc thay đổi các thể chế chính trị của các chế độ phong kiến xung quanh mình. Hơn nữa, hầu hết tin rằng Cách mạng Pháp sẽ mau chóng bị đè bẹp bởi Liên minh của các chế độ này tấn công Pháp bằng quân sự lấy cớ là cứu hoàng hậu Mary vợ Louis XVI. Nhưng Pháp không những đẩy lùi được cuộc tấn công này mà còn nhanh chóng đánh bại các chế độ đó, buộc chúng phải thay đổi thể chế chính trị. Như con đã viết ở trên, nước Pháp làm được kỳ tích vĩ đại này nhờ nhiều vào năng lượng của Dòng chảy thời ấy.

Năng lượng của Dòng chảy thời đại tấn công vào TQ không chỉ từ Mỹ đâu, còn từ Châu Âu và một số nước khác, trong đó có VN (con nói nghiêm túc đó). TQ sẽ mau chóng hỗn độn đỉnh điểm. Kết cục như thế nào là do chính họ quyết định, chứ không phải bởi tấn công từ bên ngoài của Dòng chảy. Sự lựa chọn của họ có tôn trọng quy luật, thuận Dòng chảy hay không sẽ quyết định trạng thái mà họ sẽ đi đến (một trong 3 trạng thái ở trang 2). Con e rằng trạng thái trì trệ đang đợi họ.

Người Trung Hoa sẽ mãi luôn vĩ đại với các vị hoàng đế của mình cùng nhau ôm giấc mộng Trung Hoa, giống như người Nga bao đời nay và cả bây giờ, trong cô lập – trên hoang đảo sau khi đã lỡ chuyến tàu Thời đại. Người Nga trước sự kiện sáp nhập Crimea nghĩ rằng mình là một phần quá quan trọng với thế giới nên không thể bị cô lập. Con đường trở lại G8 của họ rất là mờ mịt.

Người TQ bây giờ chắc đã giảm bớt tự tin rằng thế giới lệ thuộc quá lớn vào chuỗi sản xuất của mình và quá cần thị trường hơn 1 tỷ dân của mình nên chẳng có ai có thể làm buồn lòng mình về thương mại. Nhưng họ vẫn còn hy vọng rằng họ đã quá to lớn và quan trọng để có thể bị cô lập. Song, nếu họ không thay đổi theo Dòng chảy thì mười năm sau hãy xem họ đìu hiu như thế nào. Không những thiếu vắng người đến làm ăn như Nga mà những doanh nghiệp năng động giỏi giang như Bytedance còn bỏ đi gần hết.

Không thay đổi thì thị trường TQ sẽ không còn sức sống, dù đông dân nhưng không còn sức hấp dẫn, vì vậy mà không còn sức mạnh để chính quyền làm đòn bẫy. Một điều rất đáng chú ý là một thị trường không thua kém gì dân số TQ, lại thuận theo Dòng chảy là Ấn Độ. Trong 10 năm tới thị trường này hoàn toàn có thể phát triển tốt để thay thế từng bước và tương xứng với thị trường TQ, cả về cung lẫn cầu. Dịch chuyển dần thôi thì đã đủ chết rồi. Hơn nữa, sự sụt giảm thương mại ghê gớm do Covid-19 cũng làm thế giới quen hơn với sự thiếu vắng thị trường TQ. Tâm lý này sẽ làm cho chiều hướng phục hồi kinh tế sau Covid-19 sẽ là tăng trưởng dịch chuyển dần, từ TQ sang các nước khác.

Nhưng trên không phải là kịch bản xấu nhất. Điều tồi tệ hơn hoàn toàn có thể xảy ra: trạng thái chết – một sự sụp đổ chế độ, có khi bất ngờ và tệ hơn cả LX, nếu họ kháng cự lại Dòng chảy thời đại – tức là chống lại thượng tôn QCN. Trước việc họ tước đoạt QCN của Hongkong bằng một thứ gọi là Luật an ninh về Hongkong (thứ đó mà cũng gọi là luật), các quốc gia thượng tôn QCN đáp trả quyết liệt và nhanh chóng như thế nào thì cả thế giới đều rõ.

Nhưng trên không phải là kịch bản xấu nhất. Điều tồi tệ hơn hoàn toàn có thể xảy ra: trạng thái chết – một sự sụp đổ chế độ, có khi bất ngờ và tệ hơn cả LX, nếu họ kháng cự lại Dòng chảy thời đại – tức là chống lại thượng tôn QCN.

Một nước nhỏ bé được điều hành bởi một phụ nữ mảnh mai xinh đẹp là New Zealand cũng không ngần ngại chấp nhận những thiệt hại để dạy cho TQ một bài học về QCN. Còn Mỹ thì trừng phạt trực diện vào Lâm Trịnh Nguyệt Nga. Chưa hết đâu, thế giới sẽ còn chứng kiến nhiều đòn ghê gớm khác của năng lượng Dòng chảy thời đại thượng tôn QCN tấn công vào vụ xâm phạm QCN nghiệm trọng ở Hongkong này. Hậu quả sẽ kinh hoàng đó. Giờ này mà còn ngồi đó đếm những thiệt hại kinh tế để tuyên truyền rằng phương Tây sẽ không dám làm quá hơn nữa về vấn đề HK thì quá là rồ.

Nếu qua sự kiện này mà chính quyền TQ vẫn không tỉnh ngộ để sửa đổi vấn đề HK, thay đổi cách cai trị dân chúng và thôi chi phối; bắt nạt các nước nhỏ chịu nhiều ảnh hưởng của mình thì họ sẽ rơi vào một thời kỳ hỗn dộn đỉnh điểm vì năng lượng của Dòng chảy tấn công vào từ khắp phía. TQ đã bắt đầu thời kỳ hỗn loạn rồi, dịch Covid-19 làm nó sôi động hơn nhưng vẫn chưa vào đỉnh điểm.

Hành xử của giới cầm quyền TQ vẫn chủ yếu là bưng bít và đè nén bằng bàn tay sắt. Trong một môi trường vận động tự do thì Bàn tay vô hình của quy luật sẽ điều chỉnh giữ cân bằng, dù có rung lắc nghiêng ngã vẫn không đổ. Sự can thiệp của bàn tay sắt có thể giữ cho hệ thống tạm ổn định trong một thời gian nào đó, nhưng như vậy cũng đồng nghĩa với bàn tay đó phải gia tăng năng lượng đè nén lên những năng lượng phản kháng vốn cứ tích tụ lớn dần. Khi hỗn dộn lên đỉnh điểm thì bàn tay sắt không những không còn đủ năng lượng mà còn không thể kịp có đủ thông tin để biết cần tập trung đè nén vào đâu. Lúc đó trạng thái năng lượng của hệ thống thay đổi liên tục, Hiệu ứng cánh bướm vận hành không ngừng bởi Bàn tay vô hình của quy luật. Những lỗ hổng, lỗ thủng của bàn tay sắt sẽ bị năng lượng Dòng chảy xuyên qua đột khởi (để hợp trội). Những sự kích hoạt dù rất nhỏ nhưng thuận chiều năng lượng Dòng chảy sẽ được tiếp năng lượng, tích tụ vào liên tục để bùng phát lên, xuyên qua bàn tay sắt. Nhưng đó cũng là sự triệt tiêu năng lượng của nhau. Sức đè nén càng lớn thì triệt tiêu càng lớn, nên hệ thống mất gần hết năng lượng rồi chết.

Một kịch bản tốt đẹp là điều vẫn có thể: hợp trội và rẽ ngoặt sang hệ thống mới – trạng thái phát triển. Nhưng điều này chỉ phụ thuộc vào dân trí TQ chứ không phải chính quyền (với tình hình hiện nay). Nghe báo TQ thì chỉ biết được chính quyền chứ không hiểu được người dân ra sao, nên con không đánh giá được khả năng của kịch bản tốt đẹp này.

Đừng sợ sự thay đổi

Đối với một dân tộc, trong giai đoạn bản lề chuyển đổi thời đại – tức thời kỳ hỗn loạn này thì việc quan trọng nhất là phải hiểu về Quy luật, về Dòng chảy, về Thời đại để biết mình đang ở đâu và cần làm gì cho đúng đắn để đưa dân tộc đến vinh quang. Giờ này mà còn giương cao chủ nghĩa dân tộc gắn liền với các chủ nghĩa ý thức hệ gì đó thì không những không ráp được với Dòng chảy thời đại mà còn tự loại mình ra khỏi những cơ hội trở thành cường quốc văn minh. Cuồng lên với giấc mộng dân tộc bá quyền để trở thành cường quốc bị phỉ báng rồi cuối cùng là sụp đổ, chấm dứt trong nhục nhã – Đây không phải là tiến trình riêng của LX mà là tiến trình chung bởi Quy luật phát triển dành cho những cuồng vọng đi ngược lại nó, ngược lại Dòng chảy bằng cách dồn năng lượng khổng lồ của cả một dân tộc để phiêu lưu cho những tư tưởng cá nhân.

LX rêu rao Mỹ và phương Tây giãy chết thì các nước này lại chứng kiến sự đột tử của LX. Vào lúc này TQ đang dốc sức cho các cuộc chiến tuyên truyền rằng Mỹ và chủ nghĩa tự do giãy chết. Con nghĩ rằng chính chủ nghĩa dân tộc ở TQ hiện nay sẽ làm nảy sinh ra những sự kích hoạt Hiệu ứng cánh bướm. Trong một đất nước đã thiếu vắng QCN và thừa thải tư tưởng dân tộc cực đoạn thì những phát biểu mang màu sắc dân tộc như trích dẫn sau đây sẽ càng làm nghiêng lệch dẫn đến ngã đổ: “Vào thời điểm khủng hoảng, điều chúng ta cần tìm kiếm là ý thức về sự hy sinh, là dấn thân thực hiện nghĩa vụ công dân, vì đó chính xác là điều mà người dân và chính phủ TQ đã hòa làm một và giúp họ chặn được virus” (đăng trên China daily, Tuổi trẻ Cuối tuần 19-4-2020 trích lại).

Nhiều nước khác, như Thổ Nhĩ Kỳ, cũng đang ngộ nhận tai hại về cách dùng “dopping dân tộc chủ nghĩa”. Họ thấy Tổng thống Trump “American first” thì nghĩ rằng ông ta lên bằng chủ nghĩa dân tộc. Với nước Mỹ với nền tảng tự do thượng tôn QCN thì chiến lược của Trump để làm cân bằng vào thời kỳ hỗn loạn quá đà. Với những nơi nào đang thiếu vắng nền tảng đó và uống thêm “chất kích thích dân tộc chủ nghĩa” thì chắc chắn là làm cho quá đà thành chúi nhủi mà thôi, nhất là vào lúc Dòng chảy thời đại QCN tiến tới. Trong thư 102C con đã phân tích vì sao nước Mỹ không bao giờ hình thành được chủ nghĩa dân tộc cho dù có một Tổng thống cổ xúy cho nó.

Trong khi TQ hô hào đậm chất dân tộc chủ nghĩa nhằm củng cố cho cái hệ thống cố hủ lâu nay thì con đọc thấy trên Forbes VN số tháng 7-2020 người Mỹ kêu gọi “cần phải phá hủy hệ thống cũ để tạo ra hệ thống mới” (trang 104, viết về những điều nên làm “trong bối cảnh hỗn loạn và mô hình dịch chuyển đang mất phương hướng, một điều vô cùng lớn lao cũng đang diễn ra: “Bàn tay vô hình” đang tự vận hành ổn thỏa và nhanh chóng”’). Ở TQ mà kêu gọi như thế này thì thôi rồi! Người Mỹ sẽ lại vượt lên thôi, như họ đã vươn lên hàng đầu sau Đại khủng hoảng 1930s. Bài viết trên của Forbes kể một số việc phá cũ tạo mới của Mỹ trong thời kỳ Covid-19.

Phá hủy hệ thống cũ để tạo ra hệ thống mới chính là SÁNG TẠO PHÁ HỦY (Disruptive Innovation) – thuật ngữ đã trở nên khá quen thuộc ở VN gần đây. Ngành khoa học mới gọi disruptive innovation là “sự sáng tạo ở ranh giới của thời kỳ hỗn loạn” hoặc “thời kỳ sáng tạo ở ranh giới của sự tan rã”. Con cho nó thêm một cái tên là: “Sự đổi mới từ rối loạn” cho dễ hiểu. Nhưng để khỏi rối, sau đây con sẽ dùng DI, viết tắt của Disruptive Innovation. Đối với một hệ thống xã hội của con người, DI chỉ có thể xảy ra vào thời kỳ hỗn loạn mà thôi. Các mô hình kinh tế đột phá đều từ DI.

Mọi sự đột phá đưa thế giới lên những tầm cao mới là đều từ DI mà ra. Cuốn “Tại sao các quốc gia thất bại” đã chứng minh rằng DI là cách thức thiết yếu để tạo ra vòng xoáy đi lên, từ đó làm hoàn thiện liên tục các thể chế chính trị và kinh tế duy hợp. Như vậy thì sự phát triển mới bền vững đi tới thịnh vượng.

Mô hình kinh tế của thế giới hiện nay là kết quả của 2 lần DI của 2 thời kỳ hỗn loạn là Thế chiến II và Chiến tranh lạnh (kết thúc 1991). TQ không hề đóng góp gì vào các DI này của mô hình kinh tế thế giới. Họ chỉ tham gia vào rất giỏi sau khi các nước phương Tây đã sáng tạo nên mô hình mới và phá hủy mô hình cũ. Và nhờ sự thông minh, cần cù cùng với khát vọng làm giàu bị đè nén hàng trăm năm của người TQ nên TQ tăng trưởng rất nhanh, rồi trở nên không lồ nhờ hơn 1 tỷ dân như vậy. Nhưng cũng vì thế mà ĐCS TQ ngộ nhận đó là công lao của mình chính yếu. Họ không hiểu nên không biết rằng nguồn gốc căn bản của sự tăng trưởng của cái đó là từ mô hình kinh tế mà phương Tây DI ra, và phương Tây cũng rất cần nguồn nhân lực khổng lồ nói trên của TQ. TQ sở hữu những của cái ấy – tài sản cứng, nhưng không sở hữu nguồn gốc động lực của chúng – tài sản mềm. TQ tập trung sao chép rất giỏi cái cứng mà bỏ qua hoặc cự tuyệt với cái mềm vốn chính là DI. Vì không hiểu và cũng không chấp nhận DI nên Chính quyền TQ nghĩ cái mô hình kinh tế thế giới đã đưa họ lên cường quốc sẽ mãi như thế. Do đó họ dồn hết sức để sở hữu công nghệ nhằm kiểm soát được sức mạnh cứng. Họ tin nó sẽ giúp củng cố vị thế cho họ, đưa họ lên bá chủ. Nhưng biết đâu một buổi chiều…

Hiện giờ cuộc đấu Mỹ – Trung được cầm trịch bởi chính phủ. Nhưng đòn đánh quyết định sẽ đến từ ngươi dân Mỹ và dân các nước đồng mình thượng tôn QCN của Mỹ. Vượt qua thời kỳ hỗn loạn này những người dân ấy sẽ DI xong một mô hình kinh tế thế giới rất mới – tức là phá hủy mô hình cũ để sáng tạo mô hình mới rất khác với mô hình hiện tại. Vào cái buổi chiều đó TQ bỗng nhận thấy nhiều thứ mình ráng sống chết để sở hữu không còn mấy giá trị. Muốn chuyển dịch theo mô hình mới này – tức ráp nối vào Dòng chảy thì đã quá muộn và cũng chẳng đủ dũng khí để tự phá hủy cái cũ của mình mà có được cái mới. Nói đìu hiu là còn lạc quan đấy. Công xưởng của thế giới sẽ trở thành khái niệm không còn giá trị.

Không ở đâu khác ngoài Mỹ sẽ khởi nguồn cho DI mô hình mới của kinh tế thế giới sau thời kỳ hỗn loạn chuyển sang Thời đại QCN cả. Điều này cũng vì nền tảng thượng tôn QCN đảm bảo cho xã hội Mỹ vận động tự do nhất. Chỉ nhìn vào những sự quá đà rất xấu xí rồi cho rằng Mỹ giãy chết thì ân hận không kịp đâu. Cái xấu phơi bày ra được cũng bởi tự do mà thôi. Khi đã phơi bày thì sẽ bị vận động để loại trừ không sớm thì muộn. Mô hình kinh tế mới sẽ tạo ra dòng thương mại mới rất khác hiện nay. Con có nhắc sơ qua về dòng thương mại này trong thư 127A. Vì nó là dòng thương mại của Dòng chảy thời đại QCN nên nó sẽ chứa đựng nhiều thuộc tính của QCN. Phải cần rất nhiều giấy để viết về dòng thương mại mới này.

Ranh giới của sự hỗn loạn là thời cơ của đổi mới sáng tạo đột phá, của những ý tưởng canh tân luôn bị xem là không thể trong thời kỳ ổn định trước đó. Một quốc gia nhỏ hoàn toàn có thể vươn lên dẫn đầu nếu hiểu quy luật mà thuận theo và sử dụng năng lượng Dòng chảy. Hơn nữa, thay đổi là không thể tránh khỏi trong thời kỳ này. Điều các dân tộc cần quan tâm là làm sao sử dụng được năng lượng thúc ép thay đổi của Dòng chảy thời đại (năng lượng này miễn phí) để tạo nên sự đổi mới đầy sáng tạo, đưa dân tộc vươn lên mạnh mẽ. Nếu không sẽ bị năng lượng đó càn lướt và sụp đổ (lúc này nó trở nên quá đắt).

Đối mới sáng tạo quan trọng nhất và có tính quyết định để đạt được đột phá phát triển là đổi mới năng lượng mềm. Một xã hội tốt đẹp thì năng lượng mềm (NLM) phải phát triển nhanh và lành mạnh, năng lượng cứng (NLC) phải phát triển hỗ trợ cho năng lượng mềm. Ráp nối được với Dòng chảy thời đại là do NLM quyết định. NLC hỗ trợ ráp nối và tăng tốc.

Sai lầm trọng cứng khinh mềm

NLM là một khái niệm rộng, bao gồm cả năng lượng xã hội; sức mạnh từ động lực, niềm tin và các giá trị phổ biến trong xã hội. NLC bao gồm cả năng lượng vật lý; quyền lực nhà nước và nguồn lực tài chính.

Nếu có nhiều người vay không có đủ niềm tin đối với ngân hàng thì điều này có nghĩa NLM của cộng đồng tài chính này yếu. Khi đó, muốn cho vay thì ngân hàng phải nâng lãi suất để phòng ngừa rủi ro. Việc này có nghĩa NLC phải tăng để bù đắp cho NLM thấp. Chi phí tăng lên đó thực ra ngân hàng không được hưởng mà phải chi cho những thứ để phòng ngừa rủi ro. Hệ quả là cộng đồng đó hoạt động không hiệu quả: dòng vốn yếu ớt, chi phí cao mà chẳng ai được lợi.

Ở Đức, khi người dân đã đặt niềm tin vào năng lượng tái tạo để chống biến đổi khí hậu, tức là NLM đối với năng lượng vật lý này tăng cao, thì NLC của các loại năng lượng hóa thạch sẽ phải giảm nhanh.

Trong một xã hội mà quyền lực nhà nước phải sử dụng quá nhiều thì nó có nghĩa là niềm tin của người dân vào nhà nước rất thấp. Đây là trường hợp NLC lấn át NLM. Trường hợp mà quyền lực nhà nước bị lạm dụng thì niềm tin của nhân dân sẽ tan vỡ, khi đó sức mạnh chi phối của các loại NLC khác như tiền, thế lực sẽ càng xói mòn các giá trị vốn là những NLM tốt đẹp của xã hội.

Việc sử dụng quá nhiều và ưu tiên NLC là nguyên nhân chính làm cho tham nhũng ngày càng trầm trọng. Sử dụng chính yếu NLC để chống tham nhũng liệu có hiệu quả? Hay sẽ càng làm suy yếu NLM? Bất kỳ chính sách chống tham nhũng nào dù với mục tiêu chính nghĩa mà tốn kém quá nhiều công của và kéo dài thì không những không đạt được niềm tin của dân chúng mà còn làm xói mòn nó. Tham nhũng thì rõ là sự tấn công của NLC vào NLM. Theo nguyên lý khoa học, muốn phòng chống tham nhũng hiệu quả thì phải đi ngược lại lợi thế của nó, tức là ưu tiên sử dụng NLM và giảm thiểu sử dụng NLC.

Tương lai các dân tộc làm nên Mùa Xuân Ả Rập tới giờ vẫn chưa thấy gì sáng dù đã gần 10 năm rồi. Nguyên nhân là vì bản chất của trạng thái năng lượng ở các xã hội đó không thay đổi gì sau những cuộc cách mạng đó. Từ một trạng thái NLC chèn ép NLM trầm trọng, NLM chuyển hóa thành NLC dưới dạng các cuộc xuống đường để đối kháng với NLC của chính quyền. Thắng được chính quyền thì các lực lượng chính trị mới tiếp tục sử dụng NLC để quản trị đất nước. Vòng xoáy độc tài à bạo lực à lật đổ à bạo lực à độc tài cứ lặp đi lặp lại. Chỉ là sự thay đổi bình mới rượu cũ. NLM ở đó vẫn yếu ớt, lệ thuộc và trông chờ thụ động. Ngay ở phần lời nói đầu của cuốn “Tại sao các quốc gia thất bại”, các tác giả của nó mang máng hy vọng vào phong trào Mùa Xuân Ả Rập vốn đang xảy ra khi họ viết lời nói đầu ấy. Còn con thì ngay sau khi phong trào này kết thúc vào đầu 2011, con đã viết ở trại Xuân Lộc rằng tương lai của các nước đó vẫn bất định và nhiều khả năng là chẳng có gì sáng sủa. Chẳng qua là vì con nhìn vào cách mà các dân tộc đó chuyển hóa năng lượng cứng, mềm.

Ở các nuớc đang có tình trạng cứng khinh mềm thì chính sách tăng trưởng kinh tế dựa vào thu hút đầu tư nước ngoài sẽ luôn dẫn đến sự lấn át hơn nữa của NLC đối với NLM. Các ưu tiên cho dòng vốn ngoại đương nhiên sẽ tạo nên sự chèn ép đối với các doanh nghiệp nội, từ đó làm suy giảm niềm tin của người dân. Hơn nữa, khác với những kỳ vọng của các chính phủ, trong tính trạng NLC lấn át NLM như vậy thì sẽ không có đổi mới sáng tạo được tạo ra từ đầu tư nước ngoài bất chấp những hứa hẹn. Nhà đầu tư sẽ không đầu tư sáng tạo nơi nào họ không nhìn thấy động lực, môi trường khả dĩ cho sáng tạo. Thuế thấp, nhân công rẻ, sự ổn định vĩ mô không tạo ra môi trường và động lực đó. Đấy là những yếu tố mang tính chất chủ yếu của NLC.

Một xã hội cởi mở – nơi dễ dàng chấp nhận cái mới bao gồm cả tư tưởng chính trị và định kiến xã hội; nơi có thể chế nhà nước đủ sức mềm dẻo để giúp xã hội tự điều chỉnh cân bằng nhằm thích ứng trước những biến động do đổi mới sáng tạo gây ra và do những tác động khó lường của thế giới; nơi có nguồn nhân lực chất lượng cao – mới tạo ra được môi trường và động lực cho đầu tư sáng tạo. Toàn NLM không hà!

Một xã hội cởi mở – nơi dễ dàng chấp nhận cái mới bao gồm cả tư tưởng chính trị và định kiến xã hội; nơi có thể chế nhà nước đủ sức mềm dẻo để giúp xã hội tự điều chỉnh cân bằng nhằm thích ứng trước những biến động do đổi mới sáng tạo gây ra và do những tác động khó lường của thế giới

Cái mà các nhà đầu tư diễn giải khi nghe về một môi trường chính trị ổn định là: Nơi đó phù hợp để thiết lập những công xưởng nhờ có lao động giá rẻ, đảm bảo ít có đình công, và những chính sách quyền cam kết ưu đãi về thuế; đất đai; v.v… không bị mất đi. NLC là chủ yếu phải không?

Muốn đổi mới NLM thì cần thúc đẩy các trào lưu mềm phát triển mạnh mẽ để đủ sức dẫn dắt các trào lưu cứng phát triển theo. Con đã viết rõ về trào lưu mềm và trào lưu cứng ở thư 32A. Trào lưu mềm không cần nhiều tiền tốn kém, chỉ cần hướng đến khai mở sự hiểu biết cho người dân về quy luật phát triển, về dòng chảy tất yếu mà quy luật này tạo ra và dẫn đến một thời đại mới như thế nào; hiểu được sự cấp bách của việc “Ráp kịp với Dòng chảy thời đại rồi đua nhanh vượt lên dẫn đầu”. Từ đó các trào lưu suy tưởng sẽ phát triển nở rộ, tạo nên những nguồn NLM mạnh mẽ đầy trí lực về những cách thức làm đất nước phát triển rực rỡ và đầy niềm tin lẫn nhau. Các NLM đó sẽ tự động và thừa sức thu hút đủ NLC cần thiết như tiền, công nghệ, thiết chế nhà nước để hoàn thành mục tiêu. Khi đó bản sắc dân tộc tất yếu sẽ hòa quyện vào các sản phẩm mềm, sản phẩm cứng và hòa trộn vào Dòng chảy thời đại để giao thoa giá trị của mình ra thế giới.

Nếu VN đổi mới NLM theo cách như trên thì ĐIỂM CÂN BẰNG sẽ hình thành nhanh chóng và tất yếu. Đó chính là vì đặc tính phổ biến của dân tộc VN – tính duy hóa – một bản sắc nổi bật mà con đã viết trong thư 27B và 26A (à, ở trang 8 thư 26A này con đã viết rằng thế giới sẽ thay đổi căn bản mô hình kinh tế toàn cầu nên cỗ máy kinh tế của TQ sẽ bị đào thải nhanh chóng).

Đương nhiên, theo Quy luật phát triển, muốn đổi mới NLM thì phải chấp nhận DI. Nhưng với Dòng chảy đang cuộn trào tới, không chấp nhận cũng không được, nhất là khi mà đặc tính của dân tộc phù hợp với thuộc tính của Thời đại và ngược lại: Thời đại cần một dân tộc có đặc tính như vậy để làm cân bằng Dòng chảy và duy hợp xung đột. Chúng ta có thể thấy được sử tương tác này qua nước Nhật thời kỳ sau Thế chiến II và Chiến tranh lạnh. Dịp khác con sẽ phân tích kỹ về sự cần thiết của việc tương tác đó. Hơn nữa, chấp nhận DI thì Hiệu ứng cánh bướm sẽ vận hành một cách tích cực để giúp tạo nên sự cộng hưởng năng lượng làm tăng trưởng mạnh các năng lượng phát triển. Bùng nố phát triển nhưng cân bằng và bền vững vì vậy mà xảy ra, như nước Nhật bại trận vươn lên nền kình tế thứ 2 thế giới từ đống tro tàn chỉ sau 20 năm từ khi đầu hàng nhục nhã. Ngược lại, không chấp nhận DI thì Hiệu ứng cánh bướm sẽ vận hành tiêu cực dẫn đến sụp đổ rồi trì trệ như LX hay như Mùa Xuân Ả Rập. Khi đó, năng lượng cũng được cộng hưởng nhưng dùng vào việc triệt tiêu lẫn nhau.

Dân tộc không bao giờ trưởng thành

Quyển “Sụp đổ” (nguyên tác tiếng Anh là Collapse của Nhà nghiên cứu nổi tiếng Jared Diamond – tác giả của “Súng, vi trùng và thép”) đã chứng minh và đưa ra một nhận định hay: “Những giá trị mà con người ngoan cố níu giữ trong những điều kiện không còn thích hợp cũng chính là những giá trị trước kia từng giúp họ khắc phục khó khăn.” (trang 402).

LX sụp đổ sau Chiến tranh lạnh cũng chính vì thế, chứ không phải do sự quyết định của ông Gorbachev hay ông Elsin nào cả. LX đã cố thủ sống chết với mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa của mình trong thời kỳ Chiến tranh lạnh trong khi thế giới đang rẽ ngoặt nhanh chóng sang mô hình kinh tế toàn cầu hóa. Họ không chấp nhận thay đổi bất cứ thứ gì nếu nó động chạm đến nền tảng tư tưởng của họ, chứ đừng nói là chấp nhận DI.

Cùng thời gian đó, cùng phe với LX là TQ lại nhìn ra nên men theo Dòng chảy kinh tế thời đó. Vì vậy mà họ không chỉ tránh được sụp đổ mà còn thoát nghèo thần kỳ, vươn lên thành cường quốc cũng chỉ trong 20 năm. Nhưng căn bệnh độc tôn tư tưởng và những giấc mộng dân tộc bá quyền đã ngăn họ tiến được đến văn mình, và bây giờ lại đặt họ trước nguy cơ trì trệ, sụp đổ. Chính các tư tưởng và giấc mộng đó đã ngăn chặn sự hình thành nền tảng thượng tôn QCN cho dân tộc Trung Hoa, mà ngược lại: hình thành nên những “lãnh tụ vĩ đại” từ Mao Trạch Đông đến Tập Cận Bình. Một dân tộc mà có quá nhiều lãnh tụ vĩ đại thì người dân trở nên quá nhỏ bé. Dân tộc ấy không bao giờ trưởng thành được cả.

Chính các tư tưởng và giấc mộng đó đã ngăn chặn sự hình thành nền tảng thượng tôn QCN cho dân tộc Trung Hoa, mà ngược lại: hình thành nên những “lãnh tụ vĩ đại” từ Mao Trạch Đông đến Tập Cận Bình. Một dân tộc mà có quá nhiều lãnh tụ vĩ đại thì người dân trở nên quá nhỏ bé. Dân tộc ấy không bao giờ trưởng thành được cả.

Một cuộc trưởng thành / chuyển mình vĩ đại của một dân tộc chỉ có thể thành hiện thực khi người dân về mặt cá nhân thực sự lớn lên được. Những người đứng đầu nước Mỹ luôn phải chịu va đập, dạy dỗ – phải trở nên nhỏ bé – để dân tộc mình vĩ đại. Thiên hoàng Nhật thời Thế chiến II không chỉ vĩ đại mà còn “thần thánh” nên người Nhật lúc đó chỉ là những con thiêu thân tự giết hại chính mình và dân tộc khác. Ngày 2-9 năm 1945 ký giấy đầu hàng xong, Nhật hoàng tuyên bố mình là con người bình thường chẳng phải nguồn gốc thần thánh gì. Người Nhật nào dù là trẻ con cũng có quyền chỉ trích ông ta. Thế là ông ta trở thành nhỏ bé bình thường như bao người khác và người Nhật đã làm nên một dân tộc Nhật thật sự vĩ đại. Nhật hoàng từ thần thánh điên cuồng trở thành người bình thường và được kính trọng.

Còn “lãnh tụ vĩ đại” Hitler phải được sùng bái ở Đức như thế nào và chắc khỏi cần nhắc lại. Thực ra, tạo nên hình ảnh một lãnh tụ vĩ đại không tì vết chỉ là một chiêu thức của những kẻ đam mê quyền lực thực hiện cuồng vọng của mình mà thôi. Thực ra trong đời thực, không có “thần thánh” nào mà chỉ có toàn thứ tốt đẹp cả. Những cái bánh vẽ này chỉ tồn tại được trong những dân tộc còn nuôi ảo vọng về “sự vĩ đại khác biệt” (xem thư 102C) chứ không chịu tìm hiểu quy luật để hiện thực hóa khát vọng như người Nga bao đời nay.

Nước Nga xong rồi. Họ đã trễ chuyến tàu vận hội – Dòng chảy của thời đại rồi. Với 80% dân Nga ủng hộ bản hiến pháp mới trao đặc quyền cho “lãnh tụ vĩ đại” Putin thêm 2 nhiệm kỳ tổng thống nếu ông ta muốn ứng cử (điều gì ngăn cản đam mê này của ông ta?), họ đã tự chứng minh mình vẫn sống trong ảo vọng vĩ đại với những thứ tầm thường. Hiến pháp mà lại gắn với vấn đề lương, năng lượng, bảo hiểm, …. Thật đáng thẹn! Hiến pháp thay vì là công cụ của nhân dân để trao quyền và kiểm soát nhằm hạn chế quyền lực, lại trở thành đồ chơi của lãnh tụ vĩ đại để thao túng quyền lực. Đưa cơm áo gạo tiền vào hiến pháp sẽ được thông qua là việc làm đáng xấu hổ. Để rồi xem, lịch sử sẽ phán xét việc làm này ô nhục đến thế nào. Hiến pháp không chỉ là một công cụ nói trên của nhân dân, mà còn là một phương tiện chiến lược để đặt dân tộc vào xuất phát điểm trước hơn cái hiện trạng thụt lùi, như con đã phân tích trong đề tài Nhà nước pháp quyền.

6 năm trước con đã sai khi nghĩ dân trí Nga sẽ thay đổi nhanh và tiễn đưa triều đại Putin. 3 năm trước con còn hy vọng rằng Putin sẽ chơi với Trump và nhờ vậy mà ông ta sẽ tỉnh ngộ phần nào. Nhưng giờ thì con thấy cơn say của ông ta chỉ mới bắt đầu vào đỉnh điểm thôi. Mấy hôm rồi lùm xùm vụ Nga cấp phép vaccine ngừa Sars-Cov-2 đầu tiên do chính Putin loan báo. Trên chuyển động 24h của VTV tuần qua, sự kiện này được ca ngợi tương đương với vụ LX phóng vệ tinh đầu tiên (Sputnik 1957) lên vũ trụ và khẳng định người Nga lại chiến thắng Mỹ lần nữa. Nhưng cũng trên GĐ 24h 1 ngày trước đó thì đưa tin rằng Nga tiến hành sản xuất đồng thời với thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3. Con không biết đây là chuyện nghiêm túc hay đùa nữa[1]. Nhưng chắc chắn các lãnh tụ vĩ đại luôn cần những liều dopping kiểu như vậy bất chấp hậu quả cho dân tộc. Vụ dopping (theo đúng nghĩa đen) ở Thế vận hội Sochi 2014 ở Nga dẫn đến nền thể thao của cả một dân tộc bị ủy ban Olympic quốc tế cấm thi đấu nhục nhã, cũng là một liều kích thích liều mạng như vậy.

Nhưng khổ nỗi dân Nga vẫn thích tiêm. Nên con e rằng Putin không chỉ thêm 2 nhiệm kỳ 12 năm nữa thôi đâu, mà có khi một lãnh tụ vĩ đại Putin đã 90 tuổi – giống như Tổng thống Mugabe của Zimbabwe, cũng là một lãnh tụ giải phóng dân tộc vĩ đại – bị buộc phải về vườn dù rất còn vương vấn. Còn nước Nga lúc đó mà so sánh tương đối với trình độ phát triển của thế giới thì cũng chẳng khác là mấy so với Zimbabwe bây giờ. Tình trạng này chỉ có thể thay đổi bởi dân trí của người Nga mà thôi, có muốn Putin vĩ đại mãi hay không, hoặc là muốn chính mình trưởng thành và vĩ đại. Con không rõ những nỗ lực khai dân trí thuận Quy luật của họ hiện giờ như thế nào. Nhưng điều này không còn quan trọng nữa, vì Dòng chảy thời đại đã tìm đủ năng lượng và hướng động lực để đột phá tới đây mà không cần đến người Nga nữa. Con thích người Nga nên cũng hơi buồn cho họ. Thời sự chạy tin Putin hứa bảo đảm an ninh cho Belarus trong lúc Lukashenko bị biểu tình dữ dội. Làm để phòng ngừa tương lai của mình ấy mà.

Điểm cân bằng từ nơi hỗn loạn nhất

Quan trọng đối với Dòng chảy tới đây là ĐIỂM CÂN BẰNG. Trong thời kỳ hỗn độn sau Thế chiến II, 2 điểm cân bằng chính là Nhật và Đức, cũng chính là 2 trung tâm kháng cự Dòng chảy thời đó dữ tợn nhất. Dòng chảy thời đại lúc đó, thông qua Mỹ, đã chọn 2 dân tộc dữ tợn đó làm 2 Điểm cân bằng. Đó là một sự lựa chọn cực kỳ khôn ngoan và chiến lược. Nó giúp chuyển hóa những năng lượng chiến tranh vẫn còn rất hung hăng thành năng lượng hòa bình và phát triển tốt đẹp. Nó đã giúp Đức, Nhật trở thành quốc gia phát triển nhất sau Mỹ vào thời đó. Nó không chỉ giúp dung hóa, xóa bỏ nguồn gốc xung đột mà còn lan tỏa mạnh các giá trị hòa bình, dân chủ, tôn trọng con người và thịnh vượng ra nhiều nơi trên thế giới. Con sẽ viết trong một thư khác về nhiều giá trị tốt đẹp khác mà một Điểm cân bằng tạo nên cũng như những lợi ích rất lớn mà nó được hưởng và những nguyên nhân sâu xa vì sao Dòng chảy cần và tương tác với Điểm cân bằng.

Chính vì lý do trên mà con đã viết ở thư 81A rằng: “Trong thời kỳ hỗn độn này, cơ hội có khi được dành cho những dân tộc thiếu các quyền và tự do” (trang 6); “Nếu quan hệ đồng minh Mỹ – Philippines tiếp tục có vấn đề thì năng lượng tự do của Mỹ sẽ dồn vào chỗ khác, có thể là một chỗ còn thiếu tự do nhưng đang có khát vọng tự do mãnh liệt và đã biết tích tụ năng lượng lâu nay” (trang 7). Con viết thư 81A đó vào cuối tháng 12-2016, viết về dự đoán những hành động của Tổng thống Trump sau khi ông vừa đắc cử. Thư 127A tháng 6 vừa rồi con cũng nhắc lại nội dung trên: “Sẽ có một chuyện kỳ quặc là năng lượng Dòng chảy sẽ đổ vào trung tâm không qua chỗ tự do mà nhắm thẳng vào chỗ thiếu tự do. Đây sẽ là chuyện bất ngờ ghê gớm nhất còn ở phía trước mà con viết ở đầu thư này.” (trang 13).

Mỹ đang tập trung vào VN. Không chỉ vì VN là một ĐIỂM CÂN BẰNG lý tưởng cho Dòng chảy của Thời đại hiện nay. Mà còn vì ĐIỂM CÂN BẰNG này sẽ giúp giải quyết rất nhiều vấn đề của nước Mỹ do thời kỳ hỗn loạn gây ra. Con sẽ phân tích kĩ nguyên nhân của điều tuyệt vời này sau. Nhưng chúng ta có thể nhìn vào chính mình thì cũng thấy được phần nào nguyên nhân đó. Người Việt là dân tộc dễ hóa giải xung đột, dễ chấp nhận khác biệt, dễ nắm bắt những điều mới là tốt đẹp,… Dù chưa có nền tảng xã hội vận động tự do nhưng sự khoan dung về giới, sự tiến bộ về nữ quyền chúng ta có nhiều tiêu chí vượt cả những nước văn minh như Nhật, Hàn, Singapore. Những tính cách đi ngược lại các đặc tính trên chủ yếu là bị ảnh hưởng từ TQ, nhưng cuộc khai dân trí từ thời Cụ Phan đến nay và cuộc ly Hán đang diễn ra sẽ đẩy lùi nhanh chóng những tính cách đó đến chỗ giúp cân bằng cho cuộc canh tân giữa các giá trị mới và truyền thống. Không gì ngăn cản nổi Dòng chảy thời đại chuyển đổi bản lề nữa đâu.

Thế giới sẽ rất khác trước. TQ không hề bắt nạt các nước nhỏ nữa đâu. Ngay lúc này, họ cần hiểu để điều chỉnh kịp thời thái độ và hành động cho phù hợp. Lâu nay họ cứ õng ẹo gây khó cho sản phẩm của nông dân mình. Nhưng họ cần nhận được một thông điệp rõ ràng rằng nếu họ tiếp tục hành xử không đáng tin cậy như vậy thì đến lúc họ gặp khủng hoảng về thực phẩm trong thời kỳ hỗn loạn cao trào, họ sẽ không được ưu tiên đâu. Cuốn “Sụp đổ” nói trên dành hẳn 1 chương riêng để nói về những vẫn đề môi trường của TQ (môi trường là 1 nguyên nhân quan trong gây sụp đổ). Con thấy vấn đề được nêu từ đầu những năm 2000 đó đến giờ vẫn chẳng mấy thay đổi, bao gồm cả đạp to nhất – Tam Điệp. Quy luật của môi trường mà tương tác trong thời kỳ hỗn loạn thì khó mà tránh được tình trạng thiếu hụt thực phẩm.


[1] Con viết đoạn này vào hôm qua (17/8) thì đến tối qua thời sự VTV cho biết tên của vaccine này là Sputnik V. Đây đúng là chuyện thật như đùa. Để củng cố niềm tin vào vaccine này, người đứng đầu nghiên cứu nó còn khẳng định rằng ông ta đã thử nghiệm nó trên chính cơ thể của mình. Ôi trời, cần một nhà khoa học chứ đâu cần một cảm tử viên đâu chớ!

This entry was posted in Bài viết, Thư Trại 6 and tagged , , , , , , , , . Bookmark the permalink.

4 Responses to Thư 129A – Thời kỳ hỗn loạn, thời khắc quyết định

  1. Tam Nguyen says:

    Một bài viết quá hay!

  2. Ngan Khuong says:

    Đoc thư (bài) viết của anh thấy khai sáng ra nhiều vấn đề của thế giới đang diễn ra xung quanh, nhất là về “Dòng chảy QCN”, ngưỡng mộ anh Thức từ 2009, mong anh sớm về sum họp với gia đình.

  3. Dan Nguyen says:

    rất đáng đọc và suy nghĩ !

  4. Anonymous says:

    Một bộ óc siêu việt, cầu mong anh được bình an và trở về giúp cho mẹ Việt nam bước vào con đường sáng.

Leave a comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.